-
Thực hiện Kế hoạch số 2811/KH-X03-P8 ngày 18/4/2023 của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị; ngày 08/6/2023, Trường Cao đẳng CSND I tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Đề án số 02/ĐA-BCA-X03 ngày 18/01/2023 của Bộ Công an, Nghị quyết số 16-NQ/ĐUCA ngày 18/01/2023 của Đảng uỷ Công an Trung ương về “Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.
-
Thực hiện Chương trình công tác năm học 2021 – 2022; ngày 23/6/2022, trường Cao đẳng CSND I tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi số tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I và vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên”
-
Chiều ngày 15/10/2021, Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học 2020-2021, triển khai chương trình công tác năm học 2021 - 2022.
-
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I với bề dày truyền thống 55 xây dựng và phát triển, đã và đang là chiếc nôi đào tạo ra hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an cho đất nước. Học viên theo học tại trường luôn không ngừng thi đua, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện cũng như trong các hoạt động phong trào văn hóa, thể dục thể thao.
-
Sinh ra và lớn lên trước cảnh nước mất, nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh thống khổ lầm than, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) quyết tâm đến tận “sào huyệt” của chủ nghĩa tư bản để tìm hiểu con đường cứu nước. Từ chuyến đi lịch sử đó, Bác Hồ đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Sự kiện Người ra đi tìm đường cứu nước không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mang lại hòa bình, hạnh phúc cho Nhân dân Việt Nam mà sẽ mãi là niềm cảm hứng cho lớp lớp thế hệ trẻ mai sau học tập và đi theo con đường, lý tưởng mà Bác đã lựa chọn.
-
Được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, ngày 27/04/2021, Khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức hội thi “Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tương lai giỏi” cho các lớp học viên chuyên ngành QLHC về TTXH khóa K56S.
-
Căn cứ vào chương trình đào tạo và kế hoạch dạy học học phần “Thực tập môn học” chuyên ngành Trinh sát phòng, chống tội phạm ma túy khóa K56S, nhằm củng cố lại những kiến thức cơ bản về chất ma túy và phương pháp nhận biết nhanh một số chất ma túy, ngày 20/4/2021, Trường Cao đẳng CSND I phối hợp với Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tổ chức thực tập môn học, nội dung “Nhận biết nhanh một số chất ma túy” cho học viên 02 lớp chuyên ngành khóa K56S.
-
Phục vụ nghiên cứu hoàn thiện bài dự thi tìm hiểu pháp luật
-
Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật
-
TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ TRẺ EM, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
-
Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật”
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở ngành giáo dục cũng như mỗi người học phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học “phải biết tự động học tập”.
-
Cổ nhân có câu “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người không học thì không hiểu đạo lý làm người.
-
Năm 1964 tại thủ đô Hà Nội là nơi khởi nguồn cho phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, một phong trào hành động cách mạng, một trường học rèn luyện của thanh niên miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ. Từ ngày khởi đầu, phong trào “Ba sẵn sàng” đã sớm trở thành một phong trào cách mạng rộng lớn, thu hút hàng chục vạn thanh niên Thủ đô và 22 tỉnh, thành miền Bắc đã hướng tất cả tình cảm, suy nghĩ và hành động của mình vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Tháng 3/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô và bổ sung thêm vào nội dung của phong trào:
- Sẵn sàng chiến đấu, gia nhập lực lượng vũ trang
- Sẵn sàng học tập, lao động xây dựng cuộc sống mới
- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc yêu cầu
-
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “kĩ năng mềm” hay còn gọi là kỹ năng sống không còn xa lạ đối với các trường trung học, cao đẳng, đại học nói chung, trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I nói riêng. Học sinh, sinh viên ngày càng nhận thức rõ ràng ngoài kiến thức chuyên môn đã được đào tạo chính quy, thì việc trang bị những kĩ năng mềm là vô cùng cần thiết để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ được giao. Vậy thì kĩ năng mềm là gì? Vai trò của kĩ năng mềm ra sao? Việc xây dựng kĩ năng mềm cho học viên đã được thực hiện như thế nào trong trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I?