Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
SCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao

Theo đó, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) từ ngày 15/05/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Ông Trương Khánh Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi công tác tại SCB, ông Hoàng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Alpha King…

Tại SCB, Ông đã trải qua các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

SCB được biết đến là Ngân hàng có quy mô tổng tài sản nằm trong top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng ngoài quốc doanh. Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCB gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là phương án tái cơ cấu chủ động hỗ trợ thêm một số cơ chế mới, là giải pháp tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu, phát triển một cách lành mạnh và tích cực hơn.

Vừa qua, trên cơ sở chấp thuận của NHNN và Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước, SCB cũng đã chính thức công bố phát hành thêm 500 triệu cổ phần để thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 06/2021. Việc tăng vốn sẽ giúp SCB củng cố năng lực tài chính và nâng cao an toàn hoạt động cho Ngân hàng.

SCB cũng vừa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020. Theo đó, tổng tài sản 2020 của SCB đạt 632.648 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2019. SCB đã có những bước biến chuyển mạnh mẽ trong hoạt động dịch vụ, đóng góp lớn trong tổng thu nhập hoạt động của SCB. 

Tổng thu nhập hoạt động sau kiểm toán của SCB đạt 5.686 tỷ đồng, với đóng góp chính từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh trái phiếu chính phủ và kinh doanh ngoại hối. Thu nhập thuần từ dịch vụ của SCB đạt 1.775 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng mỗi năm trên 40%, luôn nằm trong nhóm đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại. 

Trong năm 2020, SCB tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm dẫn đầu thị trường Bancassurance với doanh số lên đến gần 1.200 tỷ đồng và giữ vị trí trong Top 05 nhà tạo lập thị trường kinh doanh trái phiếu Chính phủ.

Nguồn:Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi