Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Sáng nay, khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; Luật Căn cước; Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

1-1.jpg -0
Quang cảnh phiên họp về việc chuẩn bị Kỳâ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng 17/10. Ảnh: TTXVN.

Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Trong số 17 dự án luật được xem xét có 3 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, trong đó, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở và Luật Căn cước được Quốc hội xem xét, thông qua.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở gồm 5 chương, 34 điều, đã được đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5. Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.

Tương tự, dự án Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, cũng đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5. Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo dự án luật và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý. Tại phiên họp thứ 25, UBTVQH đã xem xét, cho ý kiến về dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến ĐBQH và chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật gửi xin ý kiến Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách và xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan.    

Về dự án Luật TTATGT đường bộ, cùng với Luật Đường bộ (do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Việc xây dựng dự án luật xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đảm bảo sự điều chỉnh sát thực tế về pháp lý. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển phát luật của nước ta và thông lệ quốc tế. Dự thảo Luật TTATGT đường bộ gồm 9 chương, 81 điều.

Nguồn: Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi