Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Mỹ sẽ mang tên lửa cực 'khủng' đến Ba Lan

Tên lửa mới có tên gọi SM-3IIA dự kiến sẽ được Lầu Năm Góc bắn thử từ một bãi thử hỏa tiễn phòng không để dành cho lá chắn tên lửa châu Âu đặt ở Ba Lan vào năm 2018, ông Rick Lehner, người phát ngôn MDA cho tạp chí Scout Warrior biết trong một tuyên bố.

Tên lửa SM-3, lần đầu tiên được triển khai trên các tàu Hải quân Mỹ là loại tên lửa đánh chặn bên ngoài tầng khí quyển được thiết kế để phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của kẻ ở trên bầu khí quyển trái đất.

Triển khai hệ thống này đến Ba Lan theo kế hoạch là một phần quan trọng thuộc chương trình Aegis Ashore của Lầu Năm Góc, một nỗ lực để tăng cường sức mạnh công nghệ phòng thủ tên lửa mặt biển đối không có hệ thống Radar Agis đặt trên tàu chiến. Tính đến cuối năm ngoái, một số trạm Aegis Ashore đã sẵn sàng hoạt động ở Romania thuộc một phần chương trình Chủ động tiếp cận phòng thủ châu Âu của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một vụ phóng thử SM-3 trên tàu chiến USS Lake Erie ở Mỹ

Khái niệm này cùng với chương trình nêu trên được thiết kế dành cho một hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền bằng cách sử dụng công nghệ Radar Aegis và SM-3 đã hoạt động thành công để bảo vệ châu Âu tốt hơn từ những mối đe dọa tên lửa đạn đạo tiềm tàng.

SM-3 là một loại đầu đạn động năng có thể bay với vận tốc hơn 956km/giờ, nó không mang theo thuốc nổ, mà thay vào do dựa vào lực tác động và va chạm để tiêu diệt mục tiêu kẻ thù.

 

SM-3.JPG, chú thích các giai đoạn phát triển SM-3 theo kế hoạch của Mỹ

Một số quan chức Raython tiết lộ, SM-3IIA thế hệ mới được xây dựng dựa trên một biến thể của loại tên lửa đang hoạt động có tên gọi SM-3IB.

SM-3IIA đang hoàn tất giai đoạn phát triển và dự kiến sẽ được bay thử nghiệm trong tháng 12 năm nay. Thí nghiệm của MDA và Raytheon sẽ đánh giá đầu đạn động năng cũng như hệ thống tên lửa trong môi trường không gian, bà Cohen, giám đốc SM-3 thuộc Raytheon cho biết.

Một hệ thống phòng không được cải thiện có thể phát hiện tốt hơn những mục tiêu đang bay từ khong cách xa hơn so với SM-31B, bà cho biết thêm. Một số cải thiện đã hoàn thành để “tăng tính nhạy cảm” tạo khả năng hát hiện và xử lý mục tiêu bằng vi tính tốt hơn.

“Vụ thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên được lên kế hoạch nửa cuối năm nay. Chúng tôi sẽ tham gia chống lại tên lửa tầm trung-vụ thử nghiệm tiếp sẽ cho chúng tôi biết quỹ đạo cố định mà chúng tôi đang dự kiến hỗ trợ giai đoạn III hệ thống EPAA ở Ba Lan”, bà Cohen tuyên bố.

Trong tháng 12 năm ngoái, Raytheon nhận được một hợp đồng sản xuất SM-3IIA trị giá 543 triệu USD để sản xuất loại tên lửa này. Một số tên lửa sẽ được đưa đến Ba Lan lắp đặt vào hệ thống Aegis Ashore theo kế hoạch từ nay đến năm 2018, Raytheon cho biết.

Được biết SM-3 là sản phẩm công nghệ quốc phòng có sự cộng tác giữa tập đoàn Raytheon và Nhật Bản.

Trích nguồn: Báo CAND Online
Biên tập: Mai Loan, Trung tâm TTKH&TLGK

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi