Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Phương pháp mới giúp chữa rắn cắn kịp thời

Các nhà khoa học Australia đã tìm ra phương pháp xét nghiệm máu giúp nhanh chóng phát hiện loại nọc độc rắn cắn, từ đó đưa ra cách chữa trị kịp thời. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên (Australia). Theo đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu một enzyme thường thấy trong các loại nọc độc rắn, đó là phospholipase A2 (PLA2). Sau đó, họ sử dụng các mẫu máu từ nhiều bệnh nhân bị rắn cắn ở Sri Lanka và Australia để xem liệu có thể phát hiện ra PLA2 trong máu những người này hay không.

Những mẫu huyết thanh chống nọc độc được thu thập từ chính nọc độc của loài rắn. Từ đó, các nhà khoa học sẽ so sánh mẫu này với nồng độ PLA2 có trong máu của những bệnh nhân chỉ bị rắn thường cắn.

Kết quả là, nồng độ PLA2 trong máu các bệnh nhân bị trúng nọc độc thường cao hơn. Theo Tiến sỹ Geoffrey Isbister, trưởng nhóm nghiên cứu, khi một người bị rắn cắn, việc xét nghiệm máu để tìm ra huyết thanh chống nọc độc thường mất tới 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nọc độc thường chỉ mất 8 tiếng để phát tác. Do vậy, nhiều trường hợp bị rắn cắn đã tử vong đáng tiếc.

Phương pháp mới này giúp cac bác sĩ rút ngắn được khoảng thời gian xét nghiệm và đưa ra loại huyết thanh chống nọc độc phù hợp cho người bị rắn cắn.

Biên tập: Hồng Thắm, Trung tâm TTKH & TLGK
Trích nguồn: Báo Điện tử Chính Phủ

Gửi cho bạn bè