Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I là một môi trường giáo dục đặc thù với mục tiêu mỗi học viên ra trường đều có thể đảm nhiệm được các công việc chuyên môn được đào tạo; do đó thường xuyên đổi mới nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 28/10/2014 của Đảng ủy CATW và Bộ Công an đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Chỉ thị số 13/CT-BCA về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân, một trong những giải pháp mà Chỉ thị nêu ra nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân là: “Chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, coi trọng rèn luyện tay nghề, nhân cách nghề nghiệp, tác phong ứng xử cho học viên; tăng cường thực tập, thực hành nghề nghiệp, mở rộng các hình thức liên kết với Công an các địa phương để học viên có điều kiện thực tập nghề nghiệp sau từng khối kiến thức”.
Trong thời gian vừa qua, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I nói chung, Khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng luôn quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành QLHC về TTXH khóa K59S đáp ứng với yêu cầu thực tiễn công tác Công an trong giai đoạn hiện nay. Khoa QLHC về TTXH đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo như:
Đối với giáo viên: Tổ chức các Hội nghị, Tọa đàm, Hội thảo khoa học nhằm quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; cử cán bộ giáo viên Khoa tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới phương pháp giáo dục, kỹ năng sử dụng bảng tương tác thông minh; chủ động đề xuất, biên tập, chỉnh lý hệ thống giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo nhằm đa dạng hóa các nguồn tài liệu phục vụ dạy học; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với các môn nghiệp vụ chuyên ngành; tăng cường cử giáo viên đi công tác thực tế, luân chuyển công tác đến các đơn vị, địa phương nhằm bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức thực tế; chủ động đề xuất đầu tư về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện dạy học phục vụ quá trình đổi mới; trực tiếp tham gia và tập huấn cho cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường các nội dung Đề án số 06 của Chính Phủ; giáo viên luôn luôn chủ động, tích cực cập nhật, tiếp thu những kiến thức, văn bản mới có liên quan đến công tác giảng dạy, cụ thể như: Luật Căn cước (bao gồm 7 chương 46 điều), Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ( hợp nhất 3 lực lượng, gồm Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách và đội trưởng, đội phó đội Dân phòng)…
Đồng chí Trung tá Nguyễn Quang Tuấn, Phó Trưởng khoa QLHC về TTXH luân chuyển công tác tại Công an tỉnh Hưng Yên.
Đối với học viên chuyên ngành QLHC về TTXH Khóa K59S: Tiếp tục tăng cường duy trì giờ tự học cho các lớp; tham dự các lớp tập huấn về Đề án số 06 của Chính Phủ do Nhà trưởng tổ chức; tăng cường hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương trong việc triển khai Đề án số 06 của Chính Phủ; khi kết thúc các môn chuyên ngành học viên sẽ được nghe, trực tiếp trao đổi với Báo cáo viên qua các chuyên đề giúp học viên có cái nhìn chân thực về thực tế công tác sau khi ra trường, gắn “lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành”; học viên tích cực, chủ động, hứng thú khi giáo viên Khoa áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại; hình thức kiểm tra, đánh giá thay đổi tạo điều kiện cho các học viên phát huy hết khả năng của mình.
Học viên chuyên ngành QLHC về TTXH tăng cường hỗ trợ Công an các đơn vị, địa phương.
Từ những hoạt động thực tế trên có thể khẳng định rằng Khoa QLHC về TTXH đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạỵ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành QLHC về TTXH Khóa K59S, tạo những điều kiện tốt nhất để học viên Khóa K59S sau khi ra trường đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới./.
Bài & Ảnh: Khoa QLHC về TTXH
Biên tập: Phương Thảo, phòng HCTH