Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nghiệp vụ cơ bản ở Trường Cao đẳng CSND I

Đứng trước tình hình đó, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự nói trên. Nhất là, chú trọng các mặt nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân. Để tăng cường, đẩy mạnh chất lượng nghiệp vụ cơ bản, Bộ Công an đã ban hành nhiều Chỉ thị, Thông tư quy định về các mặt công tác này. Bộ Công an đã yêu cầu các nhà trường trong lực lượng Công an nhân dân phải chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy nghiệp vụ cơ bản, trong đó có Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I. Đây là vấn đề cốt lõi, có tính chất chiến lược đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Hiện nay, giảng dạy các học phần thuộc nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường giao Khoa Nghiệp vụ cơ bản đảm nhiệm. Với nhận thức, nghiệp vụ cơ bản là nền tảng trong việc hình thành tư duy và kỹ năng nghề nghiệp cho học viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác đảm bảo an ninh, trật tự, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy nghiệp vụ cơ bản. Nội dung nghiệp vụ cơ bản bao gồm 09 học phần đào tạo trình độ trung cấp cho các lớp chính quy tập trung tại trường, đồng thời có 04 chuyên đề nghiệp vụ cơ bản giảng dạy cho các lớp Trưởng Công an xã, lớp Công an chính quy đảm nhiệm các chức vụ Công an xã... Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, hoạt động giảng dạy nghiệp vụ cơ bản của Khoa Nghiệp vụ cơ bản đã bước đầu bảo đảm được yêu cầu công tác trong tình hình mới, cụ thể:

Đội ngũ giáo viên của Khoa Nghiệp vụ cơ bản được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, tâm huyết với nghề. Đa số giáo viên có trình độ thạc sĩ, có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm bậc đại học, đã bổ nhiệm chức danh giáo viên cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp trở lên (cụ thể có 02 tiến sĩ, 18 thạc sĩ, 01 nghiên cứu sinh và 03 đang học cao học; về chức vụ chính quyền, có 05 đồng chí là lãnh đạo khoa, 06 đồng chí là chỉ huy tổ); đội ngũ giáo viên của đơn vị có ý thức tích cực tham gia các phong trào dạy giỏi do Nhà trường và Bộ Công an tổ chức.

Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Nghiệp vụ cơ bản

Đơn vị đã tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với các đơn vị chức năng của Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biên soạn giáo trình và tài liệu dạy học. Đến nay, đơn vị đã xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo các học phần nghiệp vụ cơ bản, tổ chức nghiệm thu và ban hành tài liệu dạy học liên quan đến việc giảng dạy học phần nghiệp vụ cơ bản. Tổ chức các khâu dạy học nghiêm túc, đặc biệt chú trọng mời báo cáo thực tế, tổ chức cho học viên thực hành các biểu mẫu liên quan đến nghiệp vụ cơ bản.

Tạo điều kiện đưa giáo viên đi thực tế tại Công an các đơn vị, địa phương để trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhằm bồi dưỡng, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn cho giáo viên.

Có thể nói, hoạt động dạy học các học phần nghiệp vụ cơ bản tại đơn vị đã đi vào nề nếp, chất lượng dạy học không ngừng được nâng cao; đội ngũ giáo viên của đơn vị đã nhiều lần thực hiện hoạt động dạy giỏi các cấp liên quan đến nghiệp vụ cơ bản; hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến nghiệp vụ cơ bản cũng được tăng cường, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giảng dạy nghiệp vụ cơ bản của đơn vị còn một số hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trong việc đổi mới hoạt động giảng dạy học phần công tác nghiệp vụ cơ bản có nơi, có lúc chưa kịp thời, toàn diện; số giáo viên trong đơn vị còn thiếu, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều; thời lượng giảng dạy học nghiệp vụ cơ bản hạn hẹp, trong khi nội dung kiến thức giảng dạy rộng (09 học phần), bao gồm cả nghiệp vụ chung Công an nhân dân, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nghiệp vụ điều tra hình sự. Trong đó, học phần công tác nghiệp vụ cơ bản mới được giao cho Khoa Nghiệp vụ cơ bản giảng dạy khoảng 03 năm trở lại đây theo đúng chức năng, nhiệm vụ của khoa; các quy định về nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng, lực lượng Công an nhân dân có sự thay đổi do yêu cầu thực tiễn tổ chức công tác nghiệp vụ đòi hỏi; sự phân công giảng dạy kiến thức liên quan đến công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong Nhà trường có những bất cập, hạn chế, chưa có sự phân định cụ thể vấn đề nhận thức chung về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân với công tác nghiệp vụ cơ bản của từng hệ lực lượng, do đó, cùng nội dung nhận thức cơ bản về công tác nghiệp vụ cơ bản nhưng lại do nhiều đơn vị giảng dạy... Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân nói trên, để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy nghiệp vụ cơ bản ở Nhà trường nói chung, Khoa Nghiệp vụ cơ bản nói riêng cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

Một là, quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ I của Nhà trường về nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giảng dạy nghiệp vụ cơ bản nói riêng.

Trước hết, cần tập trung giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên của đơn vị thật sự yêu ngành, yêu nghề khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; quán triệt nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học từ lấy “Thầy” làm trung tâm sang lấy “mục tiêu dạy học” làm trung tâm; động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn lý luận, thực tiễn về nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nghiệp vụ sư phạm; chú trọng nghiên cứu, bổ sung, cập nhật những quy định của Bộ Công an về nghiệp vụ cơ bản trong Công an nhân dân; thường xuyên đi công tác thực tế, tiến hành các hoạt động luân chuyển tới Công an các đơn vị, địa phương; tích cực, hăng hái trực tiếp tham gia các hoạt động, nội dung trong nghiệp vụ cơ bản; thường xuyên duy trì mối quan hệ với các đơn vị nghiệp vụ, kịp thời bổ sung, hoàn thiện kiến thức lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng.

Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chi bộ đặc biệt là đồng chí Bí thư chi bộ phải thật sự tiên phong đi đầu, dẫn dắt, định hướng cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị, trở thành chỗ dựa không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn về phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần nghiệp vụ cơ bản tại đơn vị. Mỗi cán bộ, đảng viên trong đơn vị phải hăng hái học tập, nâng cao kiến thức về nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng; nắm chắc các quy định hiện hành liên quan đến nghiệp vụ cơ bản. Đồng thời không ngừng nghiên cứu, ứng dụng, sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại khi tổ chức giảng dạy các học phần nghiệp vụ cơ bản, đảm bảo tiến độ, chất lượng dạy học và phù hợp với đối tượng đào tạo.

Hai là, tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, đồng thời tích cực, chủ động xây dựng, hoàn thiện chương trình giảng dạy nghiệp vụ cơ bản.

Trước hết cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ cơ bản để tham mưu, đề xuất Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các đơn vị chức năng trong Nhà trường hoàn thiện chương trình khung, trong đó thống nhất giao Khoa Nghiệp vụ cơ bản giảng dạy nội dung liên quan đến nhận thức chung về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân đối với tất cả chuyên ngành đào tạo ở trường.

Bên cạnh đó, đối với nội dung giảng dạy học phần công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân do Khoa Nghiệp vụ cơ bản giảng dạy còn mang tính nhỏ lẻ, chỉ là một trong ba vấn đề của nghiệp vụ trinh sát. Công tác nghiệp vụ cơ bản là biểu hiện bên ngoài của hoạt động trinh sát, còn nội dung của hoạt động trinh sát là phần chiến thuật, phương pháp trinh sát.  Chính vì vậy, trong thời gian tới đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Nhà trường theo hướng thay vì giảng dạy riêng nội dung công tác nghiệp vụ cơ bản chuyển sang thực hiện giảng dạy nhận thức chung về nghiệp vụ trinh sát Cảnh sát.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động đổi mới tư duy, hành động ở tất cả các khâu của quá trình giảng dạy nghiệp vụ cơ bản.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn thời lượng giảng dạy có hạn, trong khi phạm vi kiến thức lý luận và thực hành của học phần nghiệp vụ cơ bản lại rộng. Do đó việc đổi mới tư duy và hành động ở tất cả các khâu của quá trình dạy nghiệp vụ cơ bản trong đơn vị là một tất yếu khách quan. Đơn vị cần tiếp tục triệt để thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động giảng dạy nghiệp vụ cơ bản, tập trung ở các nội dung sau đây:

Thường xuyên rà soát đề cương chi tiết các học phần giảng dạy cho các chuyên ngành, trong đó, tập trung phân bổ thời lượng vào các nội dung mang tính lý luận cơ bản, trọng tâm, then chốt có liên quan đến hình thành tư duy nhận thức của học viên về nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát nói riêng phù hợp với đối tượng học viên.

Giáo viên khoa Nghiệp vụ cơ bản trao đổi kiến thức với học viên

Tổ chức cho học viên thực hành các biểu mẫu trong các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân hiện nay như: Hướng dẫn học viên sử dụng các biểu mẫu dùng trong công tác nghiệp vụ cơ bản, lập hồ sơ các công tác nghiệp vụ cơ bản, các biểu mẫu tố tụng hình sự dùng trong điều tra vụ án hình sự, các biểu mẫu về công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, giáo dục, cải tạo phạm nhân…

Mô hình hóa, sơ đồ hóa chi tiết, cụ thể các hồ sơ phản ánh nghiệp vụ cơ bản của các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân mà đội ngũ giáo viên của nhà trường đã thu thập được phục vụ công tác giảng dạy và học tập của cán bộ, học viên; tích cực mời cán bộ thực tiễn giàu kinh nghiệm trên các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân vào trường để trao đổi, phổ biến kinh nghiệm cho học viên của Nhà trường theo chương trình dạy học đã được phê duyệt.

Bốn là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn với nội dung cụ thể của các học phần nghiệp vụ cơ bản tại đơn vị.

Làm tốt công tác giáo dục cho giáo viên thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học; khuyến khích, động viên giáo viên trau dồi nghiệp vụ báo chí, phương pháp nghiên cứu khoa học; hỗ trợ cho giáo viên công bố kết quả nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh hoạt động biên soạn tài liệu tham khảo, chuyên khảo liên quan đến hoạt động giảng dạy nghiệp vụ cơ bản; tăng cường hoạt động hợp tác với các đơn vị trong và ngoài trường để kịp thời phát hiện những vấn đề có tính thời sự trong lý luận và thực tiễn nghiệp vụ cơ bản. Từ đó chỉ đạo giáo viên nghiên cứu phát hiện đề tài và đề xuất cấp độ nghiên cứu phù hợp với đơn vị. Hàng năm tiến hành tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học, kịp thời khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Đồng thời, động viên, giúp đỡ những giáo viên gặp khó khăn trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Từng bước đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học đi vào chiều sâu, bền vững, hỗ trợ đắc lực giáo viên trong việc trang bị kiến thức cơ sở, nền tảng vững chắc cho học viên trong quá trình học tập các học phần nghiệp vụ cơ bản.

Năm là, tích cực, chủ động phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đưa giáo viên đến thực tế.

Việc cập nhật kiến thức thực tế có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong đơn vị. Để kịp thời bổ sung kiến thức thực tế về nghiệp vụ cơ bản, cần xây dựng kế hoạch đưa giáo viên trong đơn vị đến thực tế công tác nghiệp vụ tại Công an các đơn vị, địa phương theo đúng quy định của Bộ Công an và của Nhà trường.

Đồng thời luôn luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động đi thực tế và luân chuyển của giáo viên, đảm bảo giáo viên giảng dạy các nội dung liên quan đến nghiệp vụ cơ bản, phải nắm vững về lý luận, thành thạo thực hành, hiểu biết tường tận các quy định liên quan đến các mặt công tác nghiệp vụ này.

Hiện nay Bộ Công an đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường chấn chỉnh các mặt công tác, nhất là đối với công tác nghiệp vụ cơ bản. Hàng tháng, các đơn vị trong toàn lực lượng Công an nhân dân đều phải tiến hành báo cáo kết quả các mặt hoạt động công tác nghiệp vụ cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công. Điều đó cho thấy, các mặt hoạt động của nghiệp vụ cơ bản hiện nay hết sức sôi động và ngày càng đi vào chiều sâu. Do đó việc duy trì mối quan hệ giữa Khoa và các đơn vị thực tế là vấn đề hết sức quan trọng trong việc bổ sung, hoàn thiện trình độ cho đội ngũ giáo viên, nhất là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy các học phần nghiệp vụ cơ bản.

Thượng tá, TS Nguyễn Văn Tình

Trưởng khoa Nghiệp vụ cơ bản, Trường Cao đẳng CSND I

 

 

 

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi