Thứ Năm, 21/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Nữ giảng viên Học viện Chính trị CAND đạt giải nhất cuộc thi viết về thầy cô và mái trường

Phát động từ tháng 9/2020, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 80.000 bài gửi dự thi, nhiều hơn 10.000 bài so với năm 2019. Đây là số lượng bài rất lớn, cho thấy cuộc thi có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân đối với nội dung của cuộc thi. 

Theo đánh giá của Ban giám khảo, mỗi một tác phẩm dự thi là một câu chuyện, một kí ức, một kỉ niệm, cảm xúc đẹp và đáng trân trọng về hình ảnh người thầy. Có thể thấy, hình ảnh thầy cô giáo được thể hiện qua các góc nhìn đa chiều, đa diện. Song dù ở góc độ nào, mối quan hệ nào thì các tác phẩm đều mang đến những hình ảnh đẹp đẽ, thanh khiết và đáng trân trọng nhất về thầy cô, bạn bè dưới mái trường mến yêu. 

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã giải cho hai tập thể có số lượng bài dự thi nhiều nhất và có chất lượng nhất là Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở GD&ĐT Phú Thọ; trao giải cho 14 cá nhân, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích. 

Đáng chú ý, năm nay các  trường CAND “bội thu” với 4 giải thưởng, trong đó có 1 giải nhất, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích. Giải nhất của cuộc thi năm nay đã được trao cho tác giả Phan Thị Thu Trang, giảng viên Học viện Chính trị CAND với tác phẩm "Cô Hiền". 

Ngoài giải nhất, Học viện Chính trị CAND còn đạt 1 giải ba; 2 giải khuyến khích  được trao cho sinh viên Học viện ANND và Đại học ANND.

Ban tổ chức trao giải nhất cuộc thi cho tác giả Phan Thị Thu Trang, giảng viên Học viện Chính trị CAND

Chia sẻ với PV Báo CAND, Đại úy, TS Phan Thị Thu Trang, giảng viên Khoa Khoa học xã hội nhân văn và Tâm lý học, Học viện Chính trị CAND, tác giả đạt giải nhất cuộc thi cho biết: "Việc cô tham gia cuộc thi và đạt giải đều rất tình cờ. Khi biết đến cuộc thi cũng là khoảng thời gian cô ấp ủ muốn viết một cái gì đó nho nhỏ làm quà tặng cô giáo chủ nhiệm cấp 2 để chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày ra trường. Tác phẩm không quá dài, nhưng người đọc có thể cảm thấy học trò của cô Hiền lớn lên từng ngày, từ nhận thức, thái độ đến hành vi. Cũng đồng thời, cô Hiền từ chỗ chỉ là một cô giáo chủ nhiệm bình thường, cô trở thành người truyền lửa, rồi thành một người bạn, người đồng hành và cuối cùng là một người mẹ trong lòng của tất cả những học trò lớp G".

 

Nữ giảng viên trẻ cũng cho rằng, thực ra, trước đây, cô chưa thực sự yêu nghề giáo. Tuy nhiên, càng trưởng thành, cô càng nhận ra rằng, cái thời học sinh từ chỗ ngờ nghệch, hay phạm lỗi rồi được thầy cô uốn nắn, rồi cứ thế lớn lên và hình thành phẩm chất đạo đức nên nghề giáo là nghề dạy con người nhân cách và trí tuệ. Do đó, đến bây giờ, cô lấy việc đi dạy, được đứng lên bục giảng là niềm đam mê. 

Một người thầy vĩ đại không hẳn chỉ là một người thầy giỏi về kiến thức, không hẳn chỉ là người truyền cảm hứng trên bục giảng, mà người thầy ấy cần phải luôn nhìn thấy trách nhiệm, niềm tin và sẵn sàng đồng hành với học trò. Đó là những gì em thấy được từ Cô Hiền và cũng chính là mục tiêu để ngày hôm nay khi đã trở thành một giảng viên, em vẫn cố gắng để đạt được những điều tốt đẹp đó”- TS Phan Thị Thu Trang cho biết.

Nguồn: Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi