Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Bóc gỡ đường dây làm giả giấy tờ, đưa người xuất cảnh trái phép sang Australia

Đến nay, Tổng lãnh sự quán Australia đã cấp thị thực nhập cảnh Australia cho 28 người và có 20 người đã sử dụng thị thực được cấp làm thủ tục, xuất cảnh trái phép đi Australia tại Cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Việt Nam (8 người không xuất cảnh). Đến thời điểm này, thời hạn xuất cảnh theo thị thực đã hết, chỉ có 10 người nhập cảnh trở lại Việt Nam, 10 người khác khác đang cư trú bất hợp pháp tại Australia.

Quá trình điều tra, đến tháng 9/2020, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố Trần Thị Lệ Oanh (SN 1979); Nguyễn Thị Mỹ Phượng (SN 1985, cùng trú tại phường 11, quận Gò Vấp) về  2 tội danh “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. 

Các đối tượng gồm Vũ Hồng Tiến (SN 1979, trú tại phương 4, quận Tân Bình): Lê Văn Đại (SN 1987) và Nguyễn Văn Tiến (SN 1990, trú  tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Trước khi trở thành bị can trong vụ án này, Oanh từng kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn du học, du lịch. Quá trình làm việc, Oanh biết rõ các quy định của Tổng lãnh sự quán Australia về điều kiện để công dân Việt Nam được xét cấp thị thực du lịch, du học Australia; nhu cầu xuất cảnh đi Australia với mục đích công khai là du lịch, du học của một số công dân Việt Nam của nhiều trường hợp với mục đích trốn ở lại để lao động bất hợp pháp...

Để thực hiện hành vi phạm tội, năm 2008, Trần Thị Lệ Oanh thành lập và là Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TNHH Tư vấn du học, du lịch Châu Đại Dương; địa chỉ tại  quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, đối tượng câu kết với các mắt xích trong đường dây thực hiện hành vi phạm tội. 

Một trong số đó là Nguyễn Thị Mỹ Phượng. Biết rõ Trần Thị Lệ Oanh sử dụng tài liệu giả xin thị thực cho người khác xuất cảnh trái phép đi Úc để du lịch, nhưng vì hám lời, Phượng đã giúp sức cho Oanh thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc bán, cung cấp cho Oanh 38 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản” giả của một số ngân hàng, 3 “Giấy xác nhận tạm trú” giả của Công an phường 10, quận 10 và Công an phường Bình Trị Đông, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; 4 “Bản chứng thực sao y bản chính” giả đối với sổ hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh nhân dân của Ủy ban TP. Hồ Chí Minh để hưởng lợi 15,5 triệu đồng.

Ngoài ra, Nguyễn Thị Mỹ Phượng còn thỏa thuận và nhận tiền, sau đó chuyển cho Trần Thị Lệ Oanh xin thị thực Australia bằng tài liệu giả cho 7 người khác để hưởng lợi 10 triệu đồng; trong đó có 2 cá nhân Nguyễn Văn Chiến và Hoàng Văn Sỹ đã được cấp thị thực và xuất cảnh trái phép đi Australia, đến nay thời hạn thị thực đã hết nhưng không nhập cảnh trở lại Việt Nam.

Quá trình điều tra vụ án này, Cơ quan ANĐT Bộ Công an gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, mở rộng do thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong ổ nhóm. Để thực hiện hành vi phạm tội, Oanh thuê người làm giả, mua tài liệu giả để làm hồ sơ xin thị thực cho khách. 

Tiếp đó là Vũ Hồng Tiến (người quen của Oanh). Sau khi nhận lời của Oanh, Vũ Hồng Tiến đã mua của một đối tượng không xác định được nhân thân, lai lịch 89 con dấu giả của một số doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học nghề, bệnh viện; sử dụng 20/89 con dấu giả làm ra 36 bộ tài liệu giả, mỗi bộ gồm: “Hợp đồng lao động”, “Xác nhận việc làm”, “Quyết định bổ nhiệm”, “Đơn xin nghỉ phép”, “Bảng lương” của 20 cơ quan, tổ chức cho 36 người, bán cho Trần Thị Lệ Oanh, hưởng lợi 18.000.000 đồng.

Các đối tượng trong vụ án...
... và quá trình thực nghiệm điều tra.

Để cung cấp, bán cho Trần Thị Lệ Oanh 38 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản” ngân hàng giả nói trên, Phượng đã thuê bị can Lê Văn Đại làm giả 25 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” và thông qua đối tượng Nguyễn Viết Giỏi (trú tại: 92/3 Thạnh Mỹ Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh) mua 12 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” giả với giá 2  triệu đồng/tài liệu giả; 1 “Bảng sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” giả mang tên Nguyễn Văn Chiến, Phượng không xác định được người cung cấp. 

Bị can Lê Văn Đại làm giả tài liệu để bán cho bị can Nguyễn Thị Mỹ Phượng bằng cách nhận thông tin cá nhân của người cần làm giả tài liệu từ Phượng, soạn thảo, in ấn tài liệu cần làm giả trên máy tính, sau đó ký giả chữ ký, dùng con dấu giả của cơ quan, tổ chức do bị can Nguyễn Văn Tiến trực tiếp làm ra để đóng lên tài liệu giả. Nguyễn Văn Tiến trực tiếp làm ra con dấu giả của cơ quan, tổ chức tại căn hộ 302, Lô A3, chung cư Ehome3, số 103 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh (nơi ở của Tiến), bằng phương pháp: Sử dụng máy tính, máy in chỉnh sửa hình ảnh mẫu dấu (đã được Tiến tải từ trên mạng internet về máy tính hoặc sưu tầm trước đó), in ra bản giấy lụa. Sau đó, sử dụng các dụng cụ khác như xăng, tấm kính, mica, giấy kính, keo photopolyme, hộp xông đèn UV tạo ra mặt dấu tròn của một cơ quan, tổ chức. Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tổ chức cho bị can Nguyễn Văn Tiến thực nghiệm điều tra diễn lại hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và xác định bị can khai trực tiếp làm ra con dấu giả là đúng.

Khám xét khẩn cấp nơi ở của Lê Văn Đại và Nguyễn văn Tiến, Cơ quan ANĐT Bộ Công an thu giữ được tổng cộng 234 con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Trong đó, tại nơi ở của Đại là 119 con dấu giả, tại nơi ở của Nguyễn Văn Tiến là 115 con dấu giả; những dấu giả này đều do Nguyễn Văn Tiến một mình trực tiếp làm ra. 

Lê Văn Đại đã sử dụng 18/234 con dấu giả do Nguyễn Văn Tiến làm để làm giả các tài liệu. Lê Văn Đại đã sử dụng 30/234 con dấu giả do Nguyễn Văn Tiến trực tiếp làm ra để tạo giấy tờ giả. 

Trong đó, Nguyễn Văn Tiến đã trực tiếp làm ra 234 con dấu giả của các doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện, Công an phường, Công an quận, ủy ban nhân dân phường, ủy ban nhân dân quận, phòng tư pháp theo chỉ đạo của Lê Văn Đại để Đại sử dụng làm ra các tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, sau đó bán, cung cấp cho bị can Nguyễn Thị Mỹ Phượng. 

Song trong các bộ giấy tờ trên không có giấy tờ đáp ứng điều kiện của Tổng lãnh sự quán Australia, Oanh và bị can Nguyễn Thị Mỹ Phượng thông qua pháp nhân Công ty TNHH Tư vấn du học, du lịch Châu Đại Dương do Oanh làm Giám đốc, quảng bá trên mạng internet và thông qua các quan hệ xã hội gặp gỡ, thỏa thuận xin thị thực Úc cho những người này, để họ xuất cảnh trái phép một cách công khai, với giá từ vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng/1 trường hợp.

Sau khi được Tổng lãnh sự quán Australia cấp thị thực, gửi vào hộp thư điện tử của Công ty Châu Đại Dương, Oanh in và chuyển cho khách thị thực trái phép để họ sử dụng làm thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đi Australia. 

Trích nguồn: Báo CAND

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi