Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Thủ tục đăng ký và hình thức xử phạt đối với xe máy điện không đăng ký áp dụng như đối với môtô, xe gắn máy

Hồ sơ đăng ký xe máy điện gồm: giấy khai đăng ký xe (theo mẫu được phát tại nơi đăng ký xe hoặc in từ Website: csgt.vn); giấy tờ tuỳ thân của chủ xe; giấy tờ của xe (chứng từ nguồn gốc của xe: phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu); hóa đơn bán xe; chứng từ nộp lệ phí trước.

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định đăng ký đối với xe máy điện nhưng tính đến cuối năm 2013, cả nước mới đăng ký được hơn 20 trường hợp. Thông tư 15/2014/TT_BCA của Bộ Công an có hiệu lực thi hành ngày 1/6 tiếp tục quy định bắt buộc phải đăng ký đối với loại hình phương tiện cơ giới đường bộ này. Thủ tục đăng ký, xử phạt vi phạm, xử lý đối với các trường hợp không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc (tính từ 1/7/2009 đến nay)... được xử lý như thế nào? Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, Bộ Công an đã có trả lời chính thức báo chí về việc này.

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho biết, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009) quy định xe máy điện là xe cơ giới và khi tham gia giao thông phải đăng ký, gắn biển số. Thực hiện Luật Giao thông, Bộ Công an ban hành Thông tư 06/2009/TT-BCA ngày 11/3/2009, trong đó quy định việc đăng ký, cấp biển số xe máy điện từ ngày 1/7/2009. Thời gian đó, các cơ quan báo chí đã có nhiều bài đăng tải về quy định này. Tiếp đó đến Thông tư 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010;  nay là Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 tiếp tục kế thừa quy định về việc đăng ký, cấp biển số xe máy điện đã ban hành và thực hiện từ trước, không có gì mới. Như vậy, xe máy điện phải đăng ký, gắn biển số khi tham gia giao thông là thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và đã được thực hiện từ ngày 1/7/2009 đến nay; không phải đến ngày 1/6/2014 Bộ Công an mới quy định phải đăng ký.

Người dân khi có nhu cầu đăng ký, đến Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với xe của cá nhân, tổ chức trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương) hoặc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với xe của tổ chức, cá nhân người nước ngoài). Hồ sơ đăng ký gồm: giấy khai đăng ký xe (theo mẫu được phát tại nơi đăng ký xe hoặc in từ Website: csgt.vn); giấy tờ tuỳ thân của chủ xe; giấy tờ của xe (chứng từ nguồn gốc của xe: phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu); hóa đơn bán xe; chứng từ nộp lệ phí trước bạ.

Liên quan đến lệ phí đăng ký, Trung tá Nguyễn Quốc Thắng, Phó Trưởng phòng Đăng ký, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho biết, việc này thực hiện theo quy định tại Thông tư 127/2013/TT-BTC ngày 6/9/2013 của Bộ Tài chính. Về mức thu lệ phí đăng ký xe máy điện  áp dụng như mức thu của xe môtô, xe gắn máy. Theo đó, mức tối thiểu là 50.000 đ/xe; mức tối đa là 2 triệu đồng/xe.

Trước đây, do cho rằng xe máy điện không phải đăng ký nên một số người dân không yêu cầu chủ cửa hàng bàn giao giấy tờ xe. Trong khi đó, khi đăng ký xe, chủ phương tiện phải có các loại giấy tờ để chứng minh nguồn gốc. Vì vậy, khi mua xe người dân cần yêu cầu người bán cung cấp các chứng từ: Phiếu Kiểm tra chất lượng xuất xưởng (nếu là xe sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (nếu là xe nhập khẩu); Hóa đơn bán xe theo quy định của Bộ Tài chính. Khi gặp trường hợp, người bán cho rằng không thể có hóa đơn cho người mua với lý do, hóa đơn đầu vào của cửa hàng tính cho lô xe gồm nhiều chiếc, người mua có quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ. Vì theo quy định tại Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 04/2014/NÐ-CP ngày 17/1/2014) và quy định của Bộ Tài chính, khi bán xe, cửa hàng bán xe phải lập và cấp hóa đơn bán xe cho người mua theo quy định.

Chúng tôi được biết, theo Thông tư 36/2010/TT- BCA quy định, xe máy điện đã sử dụng trước ngày 1/7/2009 không có chứng từ nguồn gốc hoặc chứng từ chuyển nhượng không bảo đảm theo quy định, nếu chủ xe có cam kết (có xác nhận của chính quyền địa phương) thì giải quyết đăng ký, cấp biển số xe. Trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp, sau ngày 1/7/2009 mà chủ phương tiện không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc có được đăng ký hay không, đồng chí Tuấn khẳng định là không. Trong trường hợp, có quá nhiều phương tiện nằm ở diện này, Bộ Công an sẽ tập hợp báo cáo các ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Tài chính để tháo gỡ và với loại xe không có giấy tờ, không được đăng ký thì cũng không được lưu thông.

Cách phân biệt xe máy điện và xe đạp điện: Trung tá Nguyễn Quốc Thắng, Phó trưởng Phòng Đăng ký xe cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra 2 quy chuẩn, quy chuẩn số 14/2011 đối với xe máy điện; quy chuẩn 68/2013 đối với xe đạp điện. Ngoài ra, Điều 3, Nghị định 171 cũng có quy định về việc này. Cụ thể, xe máy điện là xe gắn máy được dẫn bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không hơn 4kW, vận tốc lớn nhất không quá 50km/h. Xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 25km/h.

Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không hơn 4kW, vận tốc lớn nhất không quá 50km/h. (Nghị định 71/CP)

Hồ sơ đăng ký gồm: Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu được phát tại nơi đăng ký xe hoặc in từ website: www.csgt.vn); giấy tờ tuỳ thân của chủ xe; giấy tờ của xe (chứng từ nguồn gốc của xe: phiếu Kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu); hóa đơn bán xe; chứng từ nộp lệ phí trước bạ.

* Đi xe máy điện không đăng ký bị phạt như mô tô

Đó là khẳng định của Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) chiều 28.5, khi gặp báo chí trao đổi một số vấn đề liên quan đến nội dung Thông tư 15/2014 của Bộ Công an về đăng ký xe.

Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Cục phó Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67), thời gian vừa qua một số báo nêu việc từ ngày 1.6.2014 (thời điểm Thông tư 15/2014 BCA có hiệu lực) cả xe đạp điện và xe máy điện đều phải đăng ký biển số là không chính xác.

“Theo quy định xe đạp điện là xe thô sơ nên không thuộc đối tượng phải đăng ký, cấp biển số. Đối với xe máy điện, theo quy định của luật Giao thông đường bộ và Thông tư 06/2009 của Bộ Công an thì việc đăng ký và cấp biển số được thực hiện từ ngày 1.7.2009 chứ không phải đến nay mới thực hiện”, ông Tuấn nói và cho biết theo quy định tại Thông tư 15/2014, khi đi đăng ký xe máy điện người dân phải có các loại giấy tờ: giấy khai đăng ký xe (theo mẫu); CMND của chủ xe; chứng từ nguồn gốc của xe; hóa đơn bán xe; chứng từ nộp lệ phí trước bạ.

Lệ phí được áp dụng như mức thu của mô tô, xe gắn máy. Việc đăng ký cấp biển số được thực hiện tại công an quận, huyện, thị xã đối với xe cá nhân và tại phòng CSGT tỉnh, thành phố nếu là xe của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.

Cũng theo ông Thắng, dù quy định đăng ký cấp biển số xe máy điện có từ năm 2009 nhưng người dân thực hiện rất ít. Báo cáo của một số địa phương năm 2013 cho thấy chỉ có hơn 20 chiếc được người dân đưa đến đăng ký, cấp biển. Xe máy điện không đăng ký đang lưu thông rất nhiều ở các địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, gây bức xúc về trật tự an toàn giao thông.

Theo đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, về nguyên tắc, xe máy điện nếu không đăng ký biển số thì không được tham gia lưu thông. “Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt ở mức từ 300.000 - 400.000 đồng, chưa kể các hành vi khác”, ông Tuấn khẳng định và cho biết trong thời gian tới sẽ tiến hành xử phạt nghiêm hành vi vi phạm này.

Biên tập Hồng Thắm -Trung tâm TTKH & TLGK
Trích nguồn: CAND online

Gửi cho bạn bè