Thực hiện chương trình công tác năm học. Ngày 16/10/2024, Trường Cao đẳng CSND I tổ chức Toạ đàm khoa học với chủ đề “Bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã trong giai đoạn hiện nay”.
Chủ trì Tọa đàm đồng chí Đại tá, TS Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng. Đại biểu tham dự gồm: GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam; đại diện lãnh đạo Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội; Công an huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; Công an huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Trưởng Công an xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo Phòng, Khoa nhà trường, Đoàn Thanh niên; các tác giả có bài viết cùng các đồng chí lãnh đạo, giáo viên khoa Lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn và tâm lý.
Đồng chí Đại tá, TS Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng chủ trì Tọa đàm.
Phát biểu đề dẫn Toạ đàm, đồng chí Thượng tá, TS Nguyễn Thị Hiền, Trưởng khoa Lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn và Tâm lý nêu rõ: Toạ đàm khoa học với chủ đề “Bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã trong giai đoạn hiện nay” sẽ tập trung làm rõ vị trí, ý nghĩa, tầm trọng của việc bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã; cơ sở lý luận về công tác xây dựng lực lượng Công an cấp xã và chỉ ra những phẩm chất tâm lý cần có của người chỉ huy Công an cấp xã đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã; xác định kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã, đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Đồng chí Thượng tá, TS Nguyễn Thị Hiền, Trưởng khoa Lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn và Tâm lý phát biểu đề dẫn Tọa đàm.
Trong quá trình tổ chức Tọa đàm, Ban tổ chức đã nhận được 37 bài tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia thực tiễn và lãnh đạo, giáo viên trong và ngoài Nhà trường. Với 23 bài tham luận phần I: Những vấn đề lý luận về bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Và 14 bài tham luận phần II: Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Các bài viết làm rõ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về những phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã; đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp để bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tâm lý của người chỉ huy Công an cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Các bài tham luận tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, được nghiên cứu công phu, có chất lượng cao, thông tin, số liệu phong phú, trích dẫn nguồn đúng quy định, thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết của các nhà khoa học, chuyên gia thực tiễn tại Công an các đơn vị địa phương với chủ đề Tọa đàm.
Phát biểu kết luận Toạ đàm, đồng chí Đại tá, TS Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng, chủ trì Toạ đàm biểu dương khoa Lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn và tâm lý đã tham mưu, đề xuất và chuẩn bị các điều kiện phục vụ tổ chức chương trình Tọa đàm. Đồng chí Phó Hiệu trưởng đánh giá cao những ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự. Các ý kiến tham luận đã làm rõ được vị trí, chức năng, vai trò của lực lượng Công an cấp cơ sở, đồng thời đánh giá sát thực trạng công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng Công an cấp cơ sở của các học viện, trường Công an nhân dân. Các luận giải, phân tích và kiến nghị, đề xuất tại Tọa đàm rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Đây sẽ là một trong những luận cứ khoa học quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo nghiên cứu, tổ chức bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng Công an nhân dân ở địa bàn cơ sở thật sự trong sạch, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, cũng như góp phần hoàn thiện lý luận khoa học Công an nhân dân giúp nâng cao vai trò của lực lượng Công an cấp cơ sở để công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân ở địa bàn cơ sở thật sự trong sạch, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Một số hình ảnh buổi tọa đàm:
GS. TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - giáo dục Việt Nam.
Đồng chí Thượng tá Nguyễn Khắc Việt, Phó Trưởng Công an huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm.
Đồng chí Thượng tá Nguyễn Đức Huy, Phó trưởng Công an huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình phát biểu tại Tọa đàm.
Đồng chí Thượng tá Nguyễn Trọng Quyết, Phó trưởng Công an huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình phát biểu tại Tọa đàm.
Đồng chí Trung tá Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm.
Đồng chí Thượng tá, TS Hoàng Lê Nam, Trưởng khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội phát biểu tại Tọa đàm.
Đồng chí Thượng tá, TS Đặng Thị Ngọc Hà, Trưởng phòng Quản lý đào tạo phát biểu tại Tọa đàm.
Bài: Khoa Lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn và tâm lý