Thực hiện chương trình công tác năm học 2024 - 2025 và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường, để nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác chuyên môn của đơn vị nói chung, nhất là các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn của giáo viên và hoạt động tổ chức đào tạo, Phòng Quản lý đào tạo đã xây dựng dự thảo, xin ý kiến Lãnh đạo nhà trường và các đơn vị, đề xuất ban hành 03 văn bản hướng dẫn gồm:
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gồm: Xây dựng chương trình giáo dục; biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học; thực hiện đề tài khoa học; thực hiện sáng kiến, công trình, phần việc; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học.
- Hướng dẫn thực hiện một số hoạt động chuyên môn của giáo viên gồm: Lập hồ sơ bài giảng, thực hiện dạy giỏi, nhân điển hình hoạt động dạy giỏi, duyệt giảng, công tác thực tế, lên lớp, làm bài tập lớn và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo, trình độ trung cấp, hệ chính quy: Kế hoạch đào tạo toàn khóa, lịch học tập theo tuần, tổ chức thi kết thúc môn học, thi cải thiện điểm, hướng dẫn tổ chức học bổ sung kiến thức, tổ chức kiểm tra hoạt động dạy và học, tổ chức thực tập tốt nghiệp, tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn được xây dựng trên cơ sở kế thừa các văn bản hướng dẫn mà Nhà trường đã ban hành và nhóm theo 03 lĩnh vực chính nhằm mục đích thu gọn lại số lượng các văn bản hướng dẫn để thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện (từ 19 văn bản hướng dẫn đã gộp lại thành 03 văn bản hướng dẫn). Nguyên tắc trong xây dựng các văn bản hướng dẫn đó là chỉ đưa ra các quy định có tính đặc thù của Nhà trường mà các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chưa đề cập đến; không nhắc lại các nội dung đã có trong Thông tư, quy định, hướng dẫn đã được ban hành.
Để các văn bản hướng dẫn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo đã tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn theo quy trình chặt chẽ:
- Bước 1: Tổ chức Hội thảo tại đơn vị để xác định các lĩnh vực cần xây dựng văn bản hướng dẫn.
- Bước 2: Phân công các nhóm chuyên trách xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn.
- Bước 3: Tổ chức Hội thảo tại đơn vị dự thảo văn bản hướng dẫn.
- Bước 4: Gửi dự thảo hướng dẫn xin ý kiến Lãnh đạo nhà trường và các đơn vị có liên quan.
- Bước 5: Trên cơ sở ý kiến góp ý của Lãnh đạo nhà trường, các đơn vị, Phòng Quản lý đào tạo đã chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo 03 văn bản hướng dẫn trên và báo cáo đồng chí Hiệu trưởng nhà trường ký ban hành.
Cấp ủy, lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo họp bàn phân công các nhóm chuyên trách xây dựng dự thảo văn bản hướng dẫn.
Đến nay, sau một thời gian triển khai thực hiện, 03 văn bản hướng dẫn được Lãnh đạo nhà trường và các đơn vị đánh giá cao về tính khoa học, hợp lý; qua đó đã góp phần đưa các mặt công tác giáo dục đào tạo của Nhà trường, nhất là các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn của giáo viên và hoạt động tổ chức đào tạo ngày càng nền nếp. Đồng thời các văn bản hướng dẫn mới ban hành không phát sinh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường.
Bài: Phòng Quản lý đào tạo