Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Một số hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc tại Trường Cao đẳng CSND I

Chúng ta đều biết, trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng đối với giới trẻ ngày nay văn hóa đọc sách đang là vấn đề đáng quan ngại. Phải chăng họ đang quá tin tưởng vào các công cụ tìm kiếm thông tin hiện đại mà họ không cần tới sách nữa? “Văn hóa đọc sách liệu có đang đứng trước nguy cơ biến mất không?”, đây chính là câu hỏi đáng suy ngẫm. Vậy, tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin sẽ đi về đâu. Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai cũng cần phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình, đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và tạo cơ hội cho giáo viên, học viên và đông đảo bạn đọc tham gia vào văn hóa đọc; giữ lại ngọn lửa truyền thống Trường Cao đẳng CSNDI đã triển khai thực hiện một số hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc như:

- Giao nhiệm vụ cho học viên tìm đọc, trích, chép các tài liệu có trong thư viện; tổ chức Câu lạc bộ bạn đọc; tổ chức trưng bày sách tại các buổi họp, tuyên truyền của Đoàn thanh niên; tổ trức triển lãm các bài thi tìm hiểu của các Khoa, Phòng, Trung tâm tổ chức hội nghị bạn đọc; tọa đàm, giới thiệu về sách, các kỹ năng đọc sách; phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách tặng sách và bán sách giảm giá cho bạn đọc... thu hút bạn đọc tìm hiểu tạo thói quen đọc sách.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn về nghiệp vụ công tác thư viện thời đại công nghệ thông tin, khảo sát nhu cầu người đọc và mong muốn của bạn đọc; nghiên cứu thói quen đọc sách của họ để có thể kịp thời thiết lập lại các bộ sưu tập, hệ thống và dịch vụ cho phù hợp để góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa đọc, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa thư viện và bạn đọc. 

- Trung tâm Lưu trữ và thư viện thành lập Câu lạc bộ bạn đọc, phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tuyên truyền, giới thiệu các cuốn sách hay, sách mới qua loa phát thanh thanh niên nhằm giúp bạn đọc nắm bắt, tìm đọc. Triển khai các hoạt động tổ chức tuyên truyền Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 trong CAND; triển khai các kế hoạch tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc trong CAND theo đề án của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn tổ chức cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến ….

Hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách của ban chủ nhiệm CLB bạn đọc

Trưng bày, giới thiệu sách mới

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho chúng ta. Đọc sách không chỉ giúp ta thêm hiểu biết mà còn nuôi dưỡng tâm hồn ta; sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế… Song để văn hóa đọc tiếp tục được duy trì, phát triển tại trường Cao đẳng CSNDI, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của bạn đọc đối với việc phát triển văn hóa đọc

Để nâng cao ý thức trách nhiệm của bạn đọc về văn hóa đọc cần phải đẩy mạnh giáo dục, trang bị các kiến thức, kỹ năng đọc, thể loại đọc... Bên cạnh đó, các khoa cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, gắn yêu cầu đọc đối với học viên, để nâng cao chất lượng đào tạo.

Hai là, nhà trường cần ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển văn hóa đọc

Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đọc trong công tác giáo dục – đào tạo và trong nghiên cứu khoa học, cho nên cần có sự phối hợp giữa các khoa, phòng, trung tâm nhằm tạo ra sự thống nhất trong vấn đề phát triển văn hóa đọc. Tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển văn hóa đọc tại nhà trường theo từng năm học. Đồng thời, phòng Chính trị, Trung tâm Lưu trữ và thư viện cần phối hợp xây dựng định hướng đọc; tổ chức các hoạt động Câu lạc bộ bạn đọc phát triển văn hóa đọc thiết thực và có hiệu quả nhằm định hướng xu hướng đọc sách phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên, học viên nhà trường.

Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin thư viện

Thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn học liệu điện tử, số hóa toàn bộ nội dung tài liệu phục vụ khai thác dữ liệu số tóm tắt và toàn văn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên tìm nghiên cứu. Ngoài ra, Trung tâm cần duy trì, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tới đông đảo bạn đọc như: Trưng bày các bài dự thi, xếp mô hình sách, báo, tạp chí; tổ chức hội nghị bạn đọc; giới thiệu về sách, các kỹ năng đọc sách; phối hợp với các nhà xuất bản, nhà sách tặng sách và bán sách giảm giá cho bạn đọc…

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện

Trong hoạt động thư viện, cán bộ thư viện là “chiếc cầu nối” giữa bạn đọc với thư viện và tài liệu, hướng dẫn cho các đối tượng bạn đọc để họ có thể khai thác được nguồn thông tin, tài liệu tốt nhất có trong thư viện góp phần giáo dục, hình thành và nâng cao văn hóa đọc cá nhân, cũng như các kỹ năng đọc. Để đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc cần chú trọng đào tạo một số kỹ năng mới bên cạnh các kiến thức chuyên môn như: kỹ năng nhận dạng đúng các yêu cầu tin, kỹ năng truy cập thông tin hiệu quả, kỹ năng đánh giá thông tin và nguồn tin…Đồng thời, cần lập kế hoạch phát triển toàn diện cho các cán bộ thư viện nhằm phát huy năng lực sáng tạo và yêu nghề của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác chuyên môn, đóng góp các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho bạn đọc.

Ngoài ra, cần bố trí các công việc hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của từng cán bộ thư viện nhằm phát huy hết khả năng của cá nhân, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với cán bộ thư viện như chế độ về hưởng lương, phụ cấp, thời gian làm việc,... để họ yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng và trí tuệ của mình.

Năm là, xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

Để văn hóa đọc không bị xuống cấp, thiết nghĩ mọi người đều phải có trách nhiệm và chung tay xây dựng. Cho nên, Trung tâm Lưu trữ và Thư viện cần phải xây dựng cho mình nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lượng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo. Xây dựng cơ sở dữ liệu số, các bộ sưu tập số phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tiếp tục trang bị, nâng cấp đường truyền kết nối Internet phục vụ hiệu quả cho quá trình tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường.

Sáu làphát huy vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên và Câu lạc bộ bạn đọc để phát triển văn hóa đọc

Hiện nay Đoàn thanh niên và Câu lạc bộ bạn đọc đã liên kết chương trình hoạt động với thư viện trong các buổi tuyên truyền, giới thiệu sách cũng như phổ biến thông tin đến với bạn đọc với các hình thức hoạt động đa dạng và tích cực  như giới thiệu sách hay, sách mới, xếp các mô hình từ sách, triển lãm, hội nghị, hội thảo về sách và đọc sách... Thông qua các hoạt động này nhằm kích thích hứng thú đọc sách và sở thích đọc sách của bạn đọc.

Bài: Trung tâm Lưu trữ và Thư viện

Biên tập: Loan Trần, Phòng HCTH

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi