Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giáo dục, đào tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

Đồng chí Thiếu tướng PGS.TS Lê Hoài Nam, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường.

Đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động lấy ý kiến phản hồi trong thời gian qua tại Trường Cao đẳng CSND I, có thể khẳng định một số điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, Nhà trường đã ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn kịp thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất hoạt động lấy ý kiến trong Nhà trường (từ năm 2019 đến nay đã ban hành 03 lượt văn bản hướng dẫn). Ngoài ra, Nhà trường đã ban hành 07 quy trình bảo đảm chất lượng cấp trường và 01 quy trình cấp phòng về hoạt động lấy ý kiến phản hồi nhằm phục vụ cho việc giám sát, kiểm soát chất lượng hoạt động lấy ý kiến phản hồi.

Thứ hai, đã nghiên cứu xây dựng phần mềm lấy ý kiến phản hồi qua mạng LAN và đưa vào sử dụng từ năm học 2022-2023, nhằm tiết kiệm công sức, thời gian tổ chức lấy ý kiến cũng như về nhập số liệu, phân tích, xử lý dữ liệu sau lấy ý kiến.

Thứ ba, hoạt động cải tiến chất lượng sau khi công bố báo cáo kết quả lấy ý kiến phản hồi cho các chủ thể có liên quan được quan tâm và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Các cá nhân, đơn vị đã chủ động tự đánh giá, tự xây dựng kế hoạch hành động theo kết quả lấy ý kiến phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả công tác liên quan từ hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục học viên, thực hiện các chế độ, chính sách, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy học...

Thứ tư, Nhà trường đã luôn quan tâm cải tiến, đa dạng hóa hình thức lấy kiến phản hồi để thu được hiệu quả cao nhất.

Thứ năm, Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn, địa phương thực hiện các hoạt động tọa đàm, trao đổi nhằm lắng nghe ý kiến đánh giá trực tiếp của Công an đơn vị, địa phương về các nội dung có liên quan; đã kết hợp hoạt động lấy ý kiến phản hồi đối với các hoạt động khác của Nhà trường, như: hoạt động thực tập tốt nghiệp của học viên, hoạt động thực tế của giáo viên…

Đồng chí Đại tá, TS Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng  và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại toạ đàm khoa học tổ chức tại Công an tỉnh Hoà Bình.

Để nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến phản hồi trong thời gian tới, Nhà trường xác định một số phương hướng cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành hoàn thiện hệ thống văn bản, hướng dẫn và các quy trình, công cụ, phương tiện… đối với hoạt động lấy ý kiến phản hồi; đồng thời đánh giá, cải tiến các quy trình bảo đảm chất lượng về hoạt động lấy ý kiến phản hồi nhằm cập nhật các nội dung, quy định, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tiễn công tác.

Hai là, tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả đối với tất cả các nội dung, lĩnh vực thực hiện lấy ý kiến phản hồi theo quy định và đáp ứng yêu cầu công tác kiểm định chất lượng của Nhà trường. 

Ba là, nghiên cứu, phát triển phần mềm lấy ý kiến phản hồi qua hệ thống mạng; tiến tới tích hợp phần mềm vào hệ thống Smart School của Nhà trường để thực hiện lấy ý kiến phản hồi thông qua hệ thống mạng đối với tất cả các đối tượng trong trường.

Học viên sử dụng điện thoại cá nhân tham gia ý kiến phản hồi qua hệ thống mạng nội bộ.

Bốn là, nghiên cứu, cải tiến mẫu phiếu lấy ý kiến phản hồi; cập nhật, điều chỉnh nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí của mẫu phiếu để phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Năm là, đa dạng hóa cách thức, phương pháp tổ chức, thực hiện lấy ý kiến phản hồi (qua phiếu khảo sát, qua phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin qua tổ chức các hội nghị, tọa đàm, trao đổi, qua hệ thống mạng…) nhằm thu được kết quả đánh giá chính xác hơn, khách quan hơn, hiệu quả hơn trong sử dụng dữ liệu thông tin thu được từ ý kiến phản hồi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường và đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác.

 Bài: Phòng Khảo thí và ĐBCLĐT

  Biên tập: Phương Thảo

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi