Chủ trì Hội thảo đồng chí TS, Đại tá Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng. Tham dự Hội thảo có các đồng chí đại biểu đại diện Ban Giám hiệu, lãnh đạo Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng ANND I; đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo - Cục Đào tạo. Về phía Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I có: Đại diện lãnh đạo các Khoa, Phòng; lãnh đạo, cán bộ Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo; tác giả có bài viết tham luận trong kỷ yếu Hội thảo.
Đồng chí TS, Đại tá Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng, chủ trì Hội thảo.
Trình bày Báo cáo đề dẫn tại Hội Thảo, đồng chí Trung tá Đặng Quang Phương, Phó Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo nêu rõ: trong bối cảnh hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đào tạo cán bộ Công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi nghiệp vụ, pháp luật, thành thạo kỹ năng thực hành, là nhiệm vụ chiến lược được Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương xác định rõ trong nhiều văn kiện quan trọng. Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cùng với các chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân, công tác dạy học thực hành trong các cơ sở đào tạo Công an nhân dân đang ngày càng được chú trọng và đổi mới mạnh mẽ. Hội thảo được tổ chức nhằm kịp thời đánh giá toàn diện về giáo dục, đào tạo, trong đó cần đánh giá về nội dung, phương pháp, điều kiện đảm bảo dạy học thực hành các môn học nghiệp vụ Cảnh sát, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục, bảo đảm chất lượng dạy học thực hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác công an trong giai đoạn mới.
Đồng chí Trung tá Đặng Quang Phương, Phó Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo.
Chủ trì tham luận tại Hội thảo, đồng chí TS, Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo phát biểu: Hội thảo đã nhận được 39 báo cáo khoa học của các tập thể, cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân và 10 ý kiến phát biểu tại Hội thảo, các ý kiến tham luận đều bám sát chủ đề Hội thảo và những gợi ý của đồng chí chủ trì. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất cao với báo cáo đề dẫn do Ban tổ chức chuẩn bị, trình bày tại Hội thảo, đồng thời tập trung thảo luận một số nội dung trọng tâm làm rõ thực tiễn việc tổ chức dạy học thực hành nghiệp vụ Cảnh sát tại các học viện, trường CAND; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề ra được các nhiệm vụ, giải pháp góp phần bảo đảm chất lượng dạy học thực hành các môn học nghiệp vụ cảnh sát, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng CAND. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo được xác định trong Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân đến năm 2030 đáp ứng mục tiêu xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại".
Đồng chí TS, Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo chủ trì tham luận tại Hội thảo.
Phát biểu tổng kết tại Hội thảo, đồng chí TS, Đại tá Đồng Thị Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng đánh giá cao các ý kiến tham luận của các đại biểu; bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học, cán bộ, giáo viên đã dành thời gian, tâm huyết và trách nhiệm để viết báo cáo khoa học. Đồng chí cũng biểu dương Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo đã tích cực tham mưu, chuẩn bị các điều kiện, phối hợp các đơn vị chủ động tổ chức thành công buổi Hội thảo. Đồng chí Phó Hiệu trưởng khẳng định: các luận giải, phân tích và các kiến nghị, giải pháp tại Hội thảo có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong công tác bảo đảm chất lượng dạy học thực hành các môn học nghiệp vụ cảnh sát. Đồng thời nhấn mạnh, Bộ Công an đang tiếp tục sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy 3 cấp và tiếp nhận 05 nhiệm vụ mới từ các bộ, ngành; điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị công an, các hệ lực lượng nghiệp vụ trong CAND; rà soát tiêu chuẩn vị trí việc làm…điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục, đào tạo của các học viện, trường CAND. Do vậy, công tác đào tạo phải dựa trên cơ sở, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong kỷ nguyên mới; kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giữa Nhà trường với đơn vị thực tiễn; đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng thiết thực, tăng kỹ năng của người học, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
Một số hình ảnh tại Hội Thảo:
Đồng chí TS, Đại tá Trần Đình Quý, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
Đồng chí TS, Thượng tá Lê Thanh Tú, Phó Trưởng phòng Cục Đào tạo.
Đồng chí Trung tá Nguyễn Đình Cường, Phó Trưởng khoa Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
Đồng chí TS, Thượng tá Hoàng Lê Nam, Trưởng khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Đồng chí TS, Trung tá Bùi Sỹ Nam, Phó Trưởng khoa Cảnh sát giao thông.
Đồng chí Thượng tá Dương Vĩnh Cường, Phó Trưởng khoa Cảnh sát vũ trang.
Đồng chí TS, Thượng tá Tống Văn Toàn, Trưởng khoa Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp.
Đồng chí TS, Thượng tá Vũ Duy Long, Trưởng khoa Kỹ thuật hình sự.
Đồng chí TS, Thượng tá Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Trưởng phòng Chính trị.
Đồng chí TS, Thượng tá Đặng Thị Ngọc Hà, Trưởng phòng Quản lý đào tạo.
Đồng chí Trung tá Phạm Thị Phương Thanh, Phó Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo.
Bài: Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo