Thứ Tư, 20/11/2024
“ĐOÀN KẾT – DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG – TRÁCH NHIỆM – HIỆU QUẢ”
Giảng viên khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội tăng cường công tác thực tế nâng cao chất lượng giảng dạy các môn chuyên ngành

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên được quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BCA, ngày 07/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác thực tế của các chức danh giảng dạy, huấn luyện trong các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân, cùng với việc thực hiện quy chế giảng viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, quy định một trong những nhiệm vụ của giảng viên chính là thực hiện hoạt động thực tế tại các địa phương để bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng.

Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I nói chung và của Khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện và xác định đây là một hoạt động chuyên môn được duy trì thường xuyên, có vai trò quan trọng, là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn cho bài giảng của mỗi giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Các hình thức nghiên cứu thực tế được nhà trường triển khai cho đội ngũ giảng viên như: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế của giảng viên hằng năm, hướng dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế, nghiên cứu theo đề tài khoa học, nghiên cứu thực tế theo chuyên môn các khoa, đưa giảng viên đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn ở cơ sở...

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của nghiên cứu thực tế, lãnh đạo Khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội và giảng viên đã có sự chuẩn bị chu đáo, thực hiện tốt mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, địa điểm nghiên cứu như trong kế hoạch. Đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận thực tế như: thu thập thông tin qua các báo cáo, trao đổi, tọa đàm trực tiếp với địa phương…Đây là những kiến thức thực tiễn vô cùng sinh động để giảng viên có thể đưa vào trong bài giảng của mình. Từ đó vận dụng những kiến thức này vào nội dung của bài giảng giúp cho nội dung bài giảng sinh động hơn, học viên dễ hiểu, dễ vận dụng hơn. Mặt khác, tăng cường công tác thực tế sẽ giúp cho giảng viên nghiên cứu làm rõ lý luận và kiến thức thực tiễn, đồng thời giúp các giảng viên nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học và các kỹ năng mềm như: kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm chủ cảm xúc… Đây là những yếu tố rất cần thiết đối với người giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và lãnh đạo Khoa QLHC về TTXH 100% giảng viên đăng ký và tham gia công tác thực tế, trong đó có 06 giảng viên đang luân chuyển có thời hạn tại Công an thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực hiện công tác thực tế tại các đơn vị Công an địa phương các giảng viên tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

 Tăng cường, nghiên cứu thực tế luân chuyển cán bộ cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa vì đây là một hoạt động có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong công tác giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

          Một số hình ảnh giảng viên Khoa QLHC về TTXH trong quá trình công tác thực tế tại các đơn vị Công an các địa phương

 

Giảng viên Khoa QLHC về TTXH nghiên cứu, trực tiếp quy trình đăng ký cư trú tại đơn vị thực tế

 

Giảng viên khoa QLHC về TTXH phối hợp với các lực lượng chức năng trong giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông

 

Giảng viên khoa QLHC về TTXH tham gia chốt kiểm soát và phòng chống dịch tại đơn vị thực tế

Giảng viên khoa QLHC về TTXH tham gia tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm hành chính trên địa bàn thực tế

 

Giảng viên khoa QLHC về TTXH tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chế độ chính sách tới các gia đình khó khăn trên địa bàn thực tế

Bài: Khoa QLHC về TTXH

Biên tập: Loan Trần – Phòng HCTH

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi